Influencer Marketing là gì? Hướng dẫn 5 Cách để trở thành Influencer

Influencer Marketing

Thời đại công nghệ số phát triển cũng đồng nghĩa với việc Internet cũng phát triển. Số lượng người tiếp cận đến thông tin trực tuyến cũng tăng đáng kể. Nhiều xu hướng tiếp thị mới ra đời và phát triển nhanh chóng cho đến hiện tại. Influencer Marketing chính là một trong những phương thức tiếp thị mới. Một vài năm trở lại đây, tiếp thị Influencer đã trở thành một thành phần không thể thiếu. Trong bài viết này, Promolocus sẽ tìm hiểu chi tiết về khái niệm và 5 cách để trở thành Influencer có tầm ảnh hưởng.

Influencer là gì?

influencer marketing là gì

Influencer chỉ một cá nhân, cá nhân đó sở hữu một lượng lớn người theo dõi và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với người theo dõi của họ. Influencer không nhất thiết phải có kiến thức chuyên môn. Đơn thuần chỉ là những người có lượng Fan (Followers), sử dụng một hoặc nhiều nền tảng xã hội khác nhau. Những nền tảng đó được họ sử dụng như một công cụ truyền tải thông điệp, sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng.

Không giống như KOLs, Influencer chỉ cần biết kiến thức về sản phẩm, dịch vụ mà họ quảng bá mà không cần phải có chuyên môn sâu về lĩnh vực. Những Influencer có tầm ảnh hưởng càng lớn, càng sở hữu nhiều dự án Influencer Marketing.

Một số Influencer có tầm ảnh hưởng “đa quốc gia” như: Cristiano Ronaldo, Lionel Messi, Neymar Jr,… Những siêu sao thế giới lần lượt là gương mặt đại diện của các sản phẩm Clear, Adidas, Red Bull,… Là những người thực hiện vai trò quảng bá những sản phẩm thương hiệu, họ không cần phải có kiến thức chuyên môn về sản phẩm mà mình đại diện.

Phân biệt Influencer và KOL

So sánh influencer và kol có gì khác nhau

Tiêu chí Influencer KOL
Định nghĩa Là những cá nhân có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Là chuyên gia trong một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể
Tầm ảnh hưởng Rộng lớn, nhưng chủ yếu trong lĩnh vực giải trí, thời trang, làm đẹp, du lịch,… Chủ yếu trong lĩnh vực chuyên môn, kiến thức, công nghệ, y tế, tài chính,…
Quy mô Thường có tương tác lớn trên mạng xã hội và số lượng người theo dõi đông đảo Tập trung vào một nhóm người theo dõi cụ thể, như chuyên gia trong lĩnh vực họ
Đối tượng khán giả Chủ yếu là người tiêu dùng, không yêu cầu chuyên môn sâu về lĩnh vực Thường là các chuyên gia, những người tìm kiếm thông tin chính xác và đáng tin cậy
Hình thức quảng cáo Quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua nền tảng truyền thông xã hội Giao tiếp thông qua nhiều kênh truyền thông, bao gồm cả mạng xã hội và các nền tảng khác
Tầm ảnh hưởng Tạo sự nhận thức thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng Cung cấp thông tin chuyên sâu, tư vấn và đánh giá về các sản phẩm và dịch vụ
Quan hệ với thương hiệu Thường là cộng tác với nhiều thương hiệu khác nhau Thường xuyên hợp tác dài hạn với các thương hiệu trong lĩnh vực chuyên môn của mình
Thu nhập Phần lớn thu nhập đến từ việc quảng cáo và hợp tác thương hiệu Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ tư vấn, đàm phán và hợp tác với thương hiệu

Lưu ý: Influencer không bắt buộc phải là một người nổi tiếng ở lĩnh vực giải trí, thời trang, làm đẹp,… Họ có thể là một KOLs. Vì mạng xã hội hiện nay vô cùng phát triển. Một KOLs nếu muốn trở thành Influencer rất dễ dàng. Ngược lại, KOLs cũng có thể là một Influencer.

Để triển khai dự án Influencer Marketing, các doanh nghiệp, nhãn hàng phải tìm hiểu thật kỹ vì chi phí cho dự án này không hề nhỏ.

-> Tìm hiểu thêm: Phương pháp Marketing tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp nhỏ.

Influencer Marketing là gì?

influencer marketing là gì

Influencer Marketing là hình thức marketing, trong đó Influencer là “công cụ” tiếp thị. Số lượng người ảnh hưởng (Fan) của họ là mục tiêu chính. Không chỉ ảnh hưởng đến số Fan cố định, còn có thể ảnh hưởng đến những đối tượng có liên quan. Ví dụ: đối tượng cùng độ tuổi, cùng vị trí, cùng sở thích,…

Doanh nghiệp, nhãn hàng hầu như chỉ cần giao sản phẩm cho các Influencer. Còn việc xây dựng content và lên kế hoạch thực hiện họ có thể tự đảm nhận. Tuy nhiên, có một số dự án Marketing, nội dung và kế hoạch triển khai là do công ty, doanh nghiệp hoặc nhãn hàng đã xây dựng trước đó. Influencer chỉ việc thực hiện theo kịch bản đã lên sẵn.

Người tiêu dùng tin tưởng vào người quảng bá, tiếp đến là tin tưởng sản phẩm mà họ sử dụng, cuối cùng là tin tưởng những sản phẩm mà họ giới thiệu. Cũng chính vì lý do này mà các Influencer khi đồng ý hợp tác với một dự án Marketing đều phải tìm hiểu thật kỹ. Nếu sản phẩm xảy ra vấn đề, không chỉ sản phẩm đó bị tẩy chay, bản thân người đứng ra đại diện quảng bá sản phẩm cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

-> Tìm hiểu thêm: Những kinh nghiệm Marketing Online cho người mới.

Phân loại Influencer theo số lượng Followers

Phân loại influencer trong marketing

Influencer được chia ra thành 4 phân loại, có thể phân chia dựa vào mức độ ảnh hưởng của người đó.

  • Mega Influencers: Những cá nhân ảnh hưởng với hơn 1 triệu người theo dõi trên các mạng xã hội. Thường là những ngôi sao nổi tiếng trong lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc và người mẫu hàng đầu. Doanh nghiệp cần khoảng chi phí rất cao nếu muốn được hợp tác quảng cáo hoặc đại diện cho nhãn hàng. Thường chỉ những thương hiệu lớn mới có khả năng hợp tác cùng Mega Influencers.
  • Macro Influencers: Đây là những cá nhân ảnh hưởng với lượng theo dõi từ khoảng 40.000 đến 1 triệu trên mạng xã hội. Việc tiếp cận đối tượng này dễ dàng hơn cho doanh nghiệp vì chi phí thường không quá cao, nhưng vẫn có thể tạo ra tác động lớn.
  • Micro Influencers: Những cá nhân ảnh hưởng này có lượng theo dõi từ 1.000 đến 40.000 trên các mạng xã hội. Dù không có lượng theo dõi lớn, họ vẫn có sức ảnh hưởng và sự tin tưởng từ cộng đồng của mình. Do chi phí hợp tác với micro influencers thường khá hợp lý, các doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng hợp tác với họ.
  • Nano Influencers: Lượng theo dõi khá thấp, thường dưới 1.000 người. Tuy lượng theo dõi không nhiều nhưng tầm ảnh hưởng của họ đối với cộng đồng rất cao. Bởi vì họ tạo ra nội dung gần gũi, chân thực và tự nhiên. Rất dễ tiếp cận với người theo dõi.

-> Tìm hiểu thêm: Các hình thức Marketing Online phổ biến

Phân loại Influencer dựa trên nội dung hoạt động

phân loại người ảnh hưởng dựa trên nội dung hoạt động

  • Blog: Những Influencer sử dụng nền tảng viết blog như WordPress hoặc các nền tảng tương tự được gọi là blogger. Mỗi blogger thuộc vào các lĩnh vực khác nhau và có sức ảnh hưởng đối với các đối tượng khác nhau. Mặc dù số lượng người theo dõi của họ không nhiều, nhưng nội dung mà họ chia sẻ lại có tác động mạnh mẽ đến tâm lý và hành vi của những người quan tâm.
  • Youtube: Những Influencer chọn hoạt động trên nền tảng Youtube thường có sức ảnh hưởng lớn đối với khán giả và cộng đồng rộng lớn sử dụng Youtube. Sức ảnh hưởng của họ được thể hiện qua số lượng người đăng ký kênh (Subscribe) và lượt xem (View).
  • Social media: Nhóm Influencer này đang hoạt động mạnh mẽ nhất. Bởi tính lan truyền nhanh chóng của Internet và khả năng viral. Họ thường là những người quản lý cộng đồng, sáng tạo nội dung và xây dựng hệ sinh thái. Trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram,…

Phân loại Influencer dựa trên độ nổi tiếng và mức độ ảnh hưởng

  • Celebrities: Những người nổi tiếng trong lĩnh vực của họ như ca sĩ, diễn viên, hot Youtuber. Họ có mức độ nổi tiếng lớn và có sức ảnh hưởng đáng kể đến cộng đồng. Do đó, khi họ quảng bá một sản phẩm hoặc dịch vụ, thông tin đó thường được lan truyền rộng rãi. Mặc dù chi phí để hợp tác với Celebrities khá cao, tuy nhiên, việc tiếp thị qua họ mang lại hiệu quả rất tốt.
  • KOLs (Key Opinion Leaders): không có mức độ ảnh hưởng lớn như Celebrities. Đổi lại, họ có khả năng tác động đến một nhóm đối tượng cụ thể. Nhóm influencer này sở hữu kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu trong một lĩnh vực nhất định như nhà báo, blogger, cố vấn,… Bài viết của KOLs thường có ảnh hưởng lớn và truyền cảm hứng cho những người làm việc trong lĩnh vực tương ứng. Mặc dù không yêu cầu chi phí quảng cáo lớn như Celebrities, tuy nhiên, hợp tác với KOLs vẫn mang lại hiệu quả tiếp thị đáng kể.

5 Cách để trở thành Influencer thành công

cách để trở thành người có tầm ảnh hưởng

Lựa chọn thị trường ngách

Nghiên cứu kỹ về thị trường ngách mà bạn quan tâm. Tìm hiểu về sự cạnh tranh, xu hướng và nhu cầu của khán giả trong lĩnh vực đó. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng mà bạn muốn hướng tới và tạo ra nội dung phù hợp. Hãy lựa chọn hợp tác cùng các dự án Influencer Marketing nhỏ nếu đã có một tầm ảnh hưởng nhất định.

Tối ưu hóa các tài khoản mạng xã hội

Chọn một số mạng xã hội phù hợp với đối tượng khán giả của bạn và tập trung vào việc xây dựng hồ sơ mạng xã hội đó. Hãy nhớ rằng mỗi mạng xã hội có đặc điểm riêng về đối tượng và loại nội dung được ưa chuộng.

Sau đó tạo một hồ sơ hấp dẫn và chuyên nghiệp. Sử dụng hình ảnh đại diện có chất lượng cao và mô tả mạng xã hội phù hợp với ngách của bạn.

Sử dụng các công cụ tối ưu hóa như hashtag và từ khóa để tăng khả năng được tìm thấy. Nghiên cứu về từ khóa phổ biến trong lĩnh vực và sử dụng chúng trong bài đăng để thu hút sự chú ý từ người tìm kiếm.

Sáng tạo và đăng tải các nội dung liên quan đến chủ đề theo đuổi

sáng tạo nội dung có tầm ảnh hưởng

Tạo ra nội dung của riêng mình, sáng tạo để thu hút sự chú ý của khán giả. Sáng tạo ra những thông tin thật sự hữu ích, ý tưởng mới lạ, câu chuyện cá nhân hoặc những bài phân tích chuyên môn thuộc 1 lĩnh vực nào đó.

Tìm ra cách có thể tương tác với người theo dõi. Lắng nghe ý kiến của những người quan tâm đến chủ đề đăng trên trang cá nhân. Chú trọng trong việc đặt câu hỏi và kêu gọi người dùng tham gia vào Group cộng đồng của mình. Tạo ra một cộng đồng quan tâm, trung thành với bạn.

Đừng để nội dung không có sự liên quan với nhau. Kiểm soát nội dung đăng tải trên trang để có thể kiểm soát được tệp khách hàng trung thành chặt chẽ.

Thường xuyên đăng tải nội dung theo tần suất cố định

micro influencers là gì

Xác định một kế hoạch đăng bài phù hợp với khả năng và tài nguyên của mình. Đặc biệt khi đang thực hiện một dự án Influencer Marketing.

Chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng. Hãy đảm bảo rằng nội dung đăng tải chất lượng và hấp dẫn. Một bài viết chất lượng mỗi tuần cũng tốt hơn là một loạt bài viết thiếu chất lượng hàng ngày.

Luôn trong trạng thái “mong muốn hợp tác”

Xây dựng mối quan hệ với các thương hiệu trong thị trường ngách. Theo dõi và tương tác với các thương hiệu tương tự, chia sẻ nội dung của họ và đưa ra ý kiến ​​của bạn về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Đưa ra lời mời chào đón các cơ hội hợp tác và liên hệ trực tiếp với các thương hiệu mà bản thân mong muốn được hợp tác. Gửi một bức thư giới thiệu bản thân và giải thích về lợi ích mà bạn có thể mang lại cho thương hiệu đó.

Đồng thời, hãy duy trì tính chuyên nghiệp và minh bạch trong quá trình hợp tác với các thương hiệu. Đặt giá trị công việc của bạn một cách rõ ràng và đảm bảo rằng mọi hợp đồng được đàm phán một cách công bằng cho cả hai bên.

Với 5 cách trở thành Influencer mà Promolocus đã chia sẻ, hy vọng bạn có thêm kiến thức và động lực để bắt đầu hành trình của mình. Hãy tìm kiếm đam mê, xác định mục tiêu và không ngừng phát triển kỹ năng. Dù chỉ có một số lượng người theo dõi nhỏ, vẫn có thể trở thành một Influencer và hợp tác với nhiều dự án Influencer Marketing. Nếu bạn có khả năng tạo ra sự thay đổi và ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *