Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần hiểu rõ giá trị của Marketing, bởi nếu không có Marketing, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại bởi vì không có khách hàng, nhất là trong lúc mọi doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau cực kỳ gay gắt. Để có thể triển khai tốt các hoạt động Marketing thì một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh, đầy đủ các bước cần vạch ra là điều vô cùng cần thiết. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch marketing tổng thể và chi tiết như dưới đây.
Marketing là gì? Vì sao cần kế hoạch Marketing?
Khái niệm Marketing quả thật rất đa dạng, và hiện nay có rất nhiều định nghĩa về Marketing khác nhau. Theo Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association – AMA), Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp được tạo ra nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu. Từ đó, chúng đem lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông. Hay có thể nói, Marketing chính là “nghệ thuật bán hàng” thông minh, mà nó không chỉ dựa trên việc bán sản phẩm, mà là hiểu rõ những gì khách hàng muốn và bán những gì họ cần, đồng thời tạo lập mối liên kết lâu dài với họ.
Xem thêm: 5 kế hoạch marketing cho spa
Về cơ bản, Marketing là một trong những kế hoạch quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải đặt ưu tiên hàng đầu vì:
- Cung cấp thông tin cho khách hàng: đối với mọi thành viên trong doanh nghiệp đều biết rất rõ về sản phẩm hay dịch vụ của mình. Riêng khách hàng thì không. Chính bộ phận Marketing sẽ là người đem những thông tin này đến khách hàng, để khách hàng hiểu rõ hơn doanh nghiệp có thể cung cấp gì cho họ. Xa hơn thế, Marketing như một đại diện phát ngôn chính thức của doanh nghiệp trước báo chí.
- Tăng lợi thế cạnh tranh: theo phong cách bán hàng truyền thống, bạn hoàn toàn bất lợi trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như thuyết phục họ mua hàng. Marketing sẽ giúp bạn làm điều đó thông qua những kênh như thiết kế website, mạng xã hội, báo chí, outdoor…
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng: Marketing giúp duy trì sự hiện diện của thương hiệu trong mắt khách hàng, bằng những chiến lược tương tác cao với khách hàng (tư vấn thông tin, chương trình khuyến mãi, tri ân, khách hàng thân thiết…). Từ đó, người dùng sẽ chuyển thành khách hàng trong tương lai, hay thậm chí là khách hàng trung thành.
- Xây dựng thương hiệu vững mạnh: ngày nay khách hàng họ không chỉ đơn thuần là mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ, cái họ cần là niềm tin với doanh nghiệp. Thông qua nhiều chiến dịch về PR, Quảng cáo, Digital, chụp ảnh quảng cáo công ty,… khác nhau, Marketing sẽ giúp thương hiệu hiện diện mọi lúc mọi nơi theo cách tích cực nhất.
- Doanh nghiệp phát triển bền vững: lợi thế của một thương hiệu vững mạnh là gì? Đó chính là có được nhiều khách hàng trung thành, hiệu quả truyền miệng tốt, tăng khả năng bán hàng cũng như giảm thiểu chi phí Marketing. Sau cùng, nó giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh số, nâng cao lợi nhuận.
Tham khảo: Cách marketing cho khách sạn hiệu quả
Quy trình lập kế hoạch Marketing
Phân tích thị trường và chiến lược hiện tại
Ngày nay, thị trường đã không còn đơn giản như xưa chỉ gồm người bán và người mua. Thị trường hiện nay phức tạp hơn thế, với đa dạng người mua, vô vàn đơn vị bán hàng cũng như những đối tượng trung gian. Do đó, việc phân tích thị trường nhằm mục đích tìm hiểu, xác định các thông tin thị trường để biết được biết đối thủ cạnh tranh gồm những ai, họ đã thực hiện chiến dịch Marketing nào, họ đang chiếm lĩnh thị trường bởi những ưu thế gì. Từ đó, bạn có thể xác định vị trí của doanh nghiệp so với đối thủ, nắm bắt được chiến lược hiện tại còn phù hợp với tình hình thị trường hiện giờ hay không, tối ưu hóa những cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận.
Phân tích SWOT
SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức), là mô hình ma trận 4 ô vuông mà các doanh nghiệp thường sử dụng để phân tích tình hình và đưa ra định hướng, mục tiêu chiến lược, hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp. Cụ thể trong SWOT, bạn sẽ hiểu được đâu là thế mạnh của doanh nghiệp mình để xác định đó làm lợi thế cạnh tranh và giá trị cốt lõi cho các chiến lược, đặc điểm mà doanh nghiệp hoặc dự án còn yếu thế hơn so với đối thủ, các nhân tố tiềm năng từ thị trường hay nội bộ có thể khai thác để giành được lợi thế, đồng thời những rủi ro từ yếu tố bên ngoài hay nội bộ có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp. Mở rộng hơn, bạn có thể thực hiện phân tích thêm PEST – mô hình phân tích toàn cảnh môi trường kinh doanh dựa trên Chính trị (P), Kinh tế (E), Xã hội (S), Công nghệ (T).
Xác định các mục tiêu Marketing
Mục tiêu Marketing chính là chiếc chìa khóa, chiếc cúp… bất cứ thứ gì để doanh nghiệp bạn đạt được. Thông thường, các doanh nghiệp chia mục tiêu Marketing thành 4 phần chính mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đạt được: tăng lượng tiêu thụ sản phẩm (consumption), tăng mức độ thâm nhập thị trường (penetration), tăng giá trị sử dụng (value), tăng lòng trung thành khách hàng (loyalty). Những mục tiêu nhỏ trên đây đều hướng đến việc tác động đến hành vi người tiêu dùng. Thông thường mục tiêu Marketing và mục tiêu kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạt được mục tiêu Marketing là bước đệm hoàn hảo để giúp đạt được mục tiêu kinh doanh, đều hướng đến mục đích sau cùng là tăng thị phần, tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận. Bạn nên lưu ý rằng, mục tiêu Marketing phải đáp ứng nguyên tắc S.M.A.R.T – Specific (cụ thể), Measurable (có thể đo lường được), Atainable (tính khả thi), Realistic (có thể thực tế hóa), Time (có thời gian cụ thể).
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Lựa chọn thị trường mục tiêu (target market) hay còn gọi khách hàng mục tiêu là một trong những bước quan trọng nhất của kế hoạch Marketing. Đó là công đoạn bạn chọn ra phân khúc thị trường hấp dẫn, đang có nhu cầu hoặc sẽ có nhu cầu trong tương lai, và phù hợp với mục tiêu, nguồn lực của doanh nghiệp để tập trung xoay quanh nhóm này. Để chọn thị trường mục tiêu, bạn cần dựa vào năm yếu tố sau: quy mô, sức mua và những đặc điểm của thị trường đang nhắm đến, triển vọng tăng trưởng trong tương lai để giúp doanh nghiệp có lợi nhuận, khả năng tiếp cận và đáp ứng thị trường của doanh nghiệp đến đâu, những phản ứng khác nhau với những phân khúc nhỏ khác nhau và khả năng xây dựng chiến lược cụ thể trên nhóm thị trường này.
Xây dựng chiến lược Marketing mix
Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp là khái niệm chỉ tập hợp các công cụ Marketing được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu Marketing trên thị trường. Mô hình Marketing Mix nguyên thủy gồm có 4Ps – Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến thương mại). Theo thời gian, quan điểm Marketing hiện đại đã cải tiến mô hình này thành marketing 7Ps, trong đó 3P bổ sung khác là Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý) để áp dụng cho những mô hình dịch vụ thay cho sản phẩm hữu hình. Ngoài ra chúng ta cũng có biến thể Marketing Mix 4Cs được xây dựng bởi Robert F. Lauterborn vào năm 1990 gồm Cost (giá cả), Consumer Wants and Needs (nhu cầu và mong muốn của khách hàng), Communication (truyền thông) và Convenience (sự hiện diện đối với khách hàng).
Xây dựng ngân sách và kế hoạch thực hiện chi tiết
Theo kinh nghiệm dịch vụ SEO Mona Media – Công ty Marketing SEO hàng đầu hiện nay chia sẽ: Cho dù chúng ta có những chiến lược hoàn hảo, nhưng chính ngân sách và yếu tố con người mới là nhiên liệu để khởi động cỗ máy kế hoạch Marketing đó. Đó cũng là điều các chủ doanh nghiệp quan tâm, vì họ muốn biết họ cần bỏ ra bao nhiêu tiền, việc thực hiện có tốt không để thu lại những kết quả khả quan. Khi lập kế hoạch chi tiết, bạn cần liệt kê đầy đủ những yếu tố sau: thực hiện cái gì? Thời gian thực hiện khi nào? Thực hiện qua kênh nào? Nội dung truyền tải ra sao? Trách nhiệm thực hiện thuộc về người nào? Chi phí cụ thể cho từng hạng mục cũng như chi phí tổng là bao nhiêu? Từ đó, bạn có thể biết đến chi phí bạn cần để đem lại Doanh số mục tiêu = Số lượng bán dự kiến x Giá bán bình quân.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn lập được một kế hoạch Marketing hoàn chỉnh.