Insight khách hàng? Cách xác định Customer Insight chính xác

Insight khách hàng

Insight khách hàng là thuật ngữ không còn xa lạ với marketer. Khi tìm hiểu Insight, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của họ. Từ đó thúc đẩy hoạt động bán hàng, kinh doanh. Vậy, Insight khách hàng là gì là làm cách tìm Insight khách hàng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 

Insight khách hàng là gì?

Insight khách hàng hay còn gọi là Customer Insight Marketing. Đây là tập hợp những thói quen, suy nghĩ, hành vi và xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Để có được hành trình khách hàng, đội ngũ nhân viên doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát từng khách hàng mục tiêu để có được số liệu từ họ. Vì thế, quy trình thu thập, xác định Customer Insight chưa bao giờ dễ dàng.

Khi xác định được Insight của nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ hiểu họ cần gì và thói quen mua hàng của họ ra sao. Từ đó, doanh nghiệp sẽ phân tích Insight khách hàng và xây dựng những chiến lược marketing hiệu quả và phù hợp.

Insight khách hàng là gì

Insight khách hàng có quan trọng với doanh nghiệp không?

Có thể nói, Customer Insight là thành phần rất quan trọng và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của mọi công ty. Insight khách hàng luôn là yếu tố cốt lõi trong chiến dịch marketing. Bởi mục tiêu cuối cùng của chiến lược marketing vẫn là thúc đẩy mua hàng. Khi doanh nghiệp xây dựng chiến lược nhắm vào Insight, cơ hội bán được sản phẩm dịch vụ sẽ cao hơn.

Customer Insight quan trọng với doanh nghiệp bởi nếu hiểu được nó là doanh nghiệp cũng đã hiểu khách hàng. Khi đó, trải nghiệm của khách hàng được cải thiện và nâng cao. Uy tín của doanh nghiệp cũng vững vàng hơn nếu chiếm được lòng tin của khách hàng.

Ưu và nhược điểm của Insight khách hàng

Việc sử dụng Customer Insight sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ hình dung khách hàng của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, việc sử dụng cũng có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu nhược điểm của customer insight

Ưu điểm

  • Tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường: Khi phân tích hành vi, thói quen, sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu doanh nghiệp sẽ biết được khách hàng cần mua gì ở hiện tại và cả tương lai. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các chiến lược để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Làm được điều này, doanh nghiệp sẽ có ưu thế rất lớn so với đối thủ trên thị trường.
  • Tăng khả năng bán hàng: Như đã nói ở trên, xác định Insight của khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thói quen và hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Như vậy, doanh nghiệp có thể khiến khách hàng hài lòng và tỉ lệ mua hàng cao hơn.
  • Chiếm ưu thế về thị phần: Dựa vào những thông tin liên quan tới khách hàng, doanh nghiệp nhận ra cơ hội tiềm năng trong mảng chưa được khai thác trên thị trường. Doanh nghiệp có thể đánh vào mảng tiềm năng đó để chiếm lĩnh thị phần cho riêng mình.

Nhược điểm của Customer Insight

Bên cạnh những ưu điểm thì việc xác định Insight khách hàng cũng có những nhược điểm sau:

  • Việc đánh giá Insight khách hàng thường dựa vào số liệu: Tuy nhiên, đôi khi số liệu cũng không thể hiện hết được hành vi, sở thích hay tình cảm của người tiêu dùng. Do đó việc xác định Insight vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
  • Hành vi mua hàng của người tiêu dùng thay đổi rất nhanh: Vì thế, nếu xác định Insight nhưng không nhanh chóng đưa ra chiến lược thì hành vi khách hàng có thể đã bị thay đổi. Như vậy, doanh nghiệp lại phải tiến hành nghiên cứu Insight 1 lần nữa gây tổn thất rất lớn.
  • Customer Insight không thể áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng: Thông thường, doanh nghiệp chỉ có thể xây dựng Insight của nhóm khách hàng tiềm năng.

Cách xác định Insight của khách hàng chính xác nhất

Xác định Insight không hề đơn giản mà phải trải qua quy trình chuẩn gồm những bước như sau.

Cách xách định, phân tích insight khách hàng

Bước 1: Phác hoạ lên chân dung khách hàng

Trước khi tìm hiểu Insight khách hàng thì doanh nghiệp cần phác hoạ lên chân dung của nhóm khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần trả lời được câu hỏi: khách hàng của mình là những ai. Sau đó thu thập các thông tin cơ bản về khách hàng như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, khu vực sinh sống,… Những thông tin thu thập về khách hàng còn tuỳ thuộc vào ngành nghề mà bạn đang kinh doanh.

Bước 2: Nhu cầu khách hàng tiềm năng là gì?

Sau khi phác hoạ chân dung khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo cần làm là xác định nhu cầu của họ. Bởi khách hàng tìm đến doanh nghiệp của bạn vì họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp phải biết họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào ở hiện tại. Và nhu cầu dài hạn của khách hàng là gì? Sau đó, doanh nghiệp lên danh sách các nhóm nhu cầu của khách hàng để thêm và Insight.

Bước 3: Nghiên cứu Insight của đối thủ

Đối thủ cạnh tranh là những người hoạt động trong cùng ngành nghề với bạn. Vì thế, nghiên cứu Insight của đối thủ cũng chính là nghiên cứu Insight của doanh nghiệp mình. Hãy tìm hiểu về cách mà đối thủ đang tiếp cận khách hàng của họ. Sau đó phân tích ra thói quen, sở thích và hành vi của nhóm khách hàng đang quan tâm tới ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên rút ra ưu, nhược điểm trong cách mà đối thủ tiếp cận khách hàng để đánh vào nhược điểm của họ và gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Bước 4: Khảo sát thực tế khách hàng tiềm năng

Việc thu thập Insight khách hàng thường được thực hiện với hình thức online. Tuy nhiên, để hiểu tính cách, sở thích, hành vi và thói quen mua của khách hàng thì cách tốt nhất là giao tiếp trực tiếp với họ. Và doanh nghiệp có thể thực hiện điều này khi khảo sát thực tế khách hàng tiềm năng.

Quan sát khách hàng từ xa, doanh nghiệp thấy được những hành động, cử chỉ của họ với hàng hoá. Giao tiếp với khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu suy nghĩ và thói quen mua hàng của họ. Bởi vậy, muốn xác định Insight chuẩn nhất thì nhất định không được bỏ qua bước này.

Bước 5: Thống kê các dữ liệu thu thập được

Sau khi đã thực hiện 4 bước trên, bạn có cơ sở dữ liệu về Insight của khách hàng. Việc bạn cần làm là phải tổng hợp những dữ liệu trên thành một tệp thông tin hữu ích. Việc tổng hợp thông tin yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận. Bởi chỉ nhập sai 1 dữ liệu thôi thì Insight khách hàng đã bị thay đổi.

Bước 6: Thực hiện phân tích số liệu thu được

Sau khi tổng hợp thông tin, bước tiếp theo cần làm là phân tích dữ liệu. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình xác định Customer Insight. Bởi vậy, người phân tích cần có chuyên môn cao và đưa ra được những kết luận giá trị, chính xác. Hiện nay, có nhiều công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu cho doanh nghiệp.

Bước 7: Xác định Insight từ những phân tích trên

Khi hoàn thành tất cả các bước trên, doanh nghiệp đã xác định được Insight khách hàng. Việc cần làm ở bước này là phải kiểm chứng lại Customer Insight để đảm bảo độ chính xác trước khi đưa vào sử dụng.

Những lưu ý khi xác định Customer Insight

Ở phần trên đã trình bày chi tiết về cách xác định Insight. Tuy nhiên, để quy trình trên mang lại hiệu quả cao nhất thì cần lưu ý những điều sau:

  • Thực hiện đúng trình tự các bước trong quy trình. Không nên bỏ qua bước nào khiến cho việc xác định Insight kém hiệu quả.
  • Doanh nghiệp nên ứng dụng các công cụ hỗ trợ thu thập và phân tích dữ liệu về Insight khách hàng.
  • Sau khi đã có  Customer Insight, doanh nghiệp nên ứng dụng ngay lập tức để xây dựng chiến lược marketing.
  • Thực hiện xác định Customer với tần suất thường xuyên, đều đặn.

Xem thêm bài viết liên quan:

—-> 8 phương pháp marketing tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp nhỏ

—> Top 10 Xu Hướng Digital Marketing chất lượng 

Xác định Insight khách hàng là hoạt động rất quan trọng và cần thiết. Doanh nghiệp nên nắm vững cách xác định Insight trên để hoạt động hiệu quả hơn. Chúc các bạn thực hiện thành công. Đừng quên theo dõi Promolocus.com để biết thêm nhiều thông tin nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *