Một trong những cách giúp SEO lên top đó là việc sử dụng thẻ lệnh Meta description. Thế nhưng trong thực tế có rất nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ về thẻ lệnh này. Đừng quá lo lắng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu được Meta descripton là gì? Cách viết đển chúng trở nên hấp dẫn?
I. Giới thiệu về Meta description
-
Meta description là gì?
Meta description là một thẻ lệnh có trong HTML. Nó được dùng như một văn bản tóm tắt nội dung của một trang, và được các công cụ tìm kiếm hiển thị khi người dùng tìm kiếm các từ, cụm từ có trong Meta. Có thể nói đây là cơ hội để các bạn tăng lượt traffic, tăng độ nhận biết của người dùng về trang web của bạn. Vì vậy khi bạn mô tả Meta các bạn nên làm nó trở nên ngắn gọn, chính xác để thu hút người dùng.
Tuy nhiên Google trả lời truy vấn của người dùng dựa trên những cụm từ mà người dùng tìm kiếm. Google sẽ lựa chọn, sắp xếp văn bản cho mô tả meta từ nhiều khu vực khác nhau trên trang web của bạn để có được kết quả tốt hơn cho người dùng.
a. Code HTML
Trong ngôn ngữ HTML thẻ meta description được đặt trong thẻ <head> . Ví dụ về thẻ meta trang HTML như sau:
<head>
<meta name =“description”content=”Nội dung trong thẻ meta hiển thị trong các trang tìm kiếm.”>
</head>
Thẻ meta là một cách tuyệt vời để các bạn cung cấp nội dung thông tin chính xác về website của bạn cho các công cụ tìm kiếm. Dưới đây là đánh giá của google về thẻ meta: https://support.google.com/webmasters/answer/79812?hl=vi
b. Đảm bảo về độ dài trong meta
Các bạn có thể để chiều dài của meta một cách tùy ý. Nhưng với Google tìm kiếm nó sẽ cắt ngắn chiều dài meta còn khoảng 150 ký tự trên destop, mobile meta còn khoảng 150 ký tự. Vì vậy để tối ưu nhất các bạn nên để chiều dài của meta trong khoảng 120-150 ký tự. Các bạn cần lưu ý chiều dài tối ưu sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục đích mà các bạn muốn hướng tới.
c. Định dạng tối ưu
Mặc dù thẻ meta không trực tiếp tham gia vào nhóm các yếu tố xếp hạng của các công cụ tìm kiếm. Nhưng thẻ lệnh lại thu hút số lượng người click vào SERPs. Chính những đoạn văn ngắn này giúp bạn có thể mô tả, quảng cáo website của bạn. Người dùng sẽ nhìn vào đó để đưa ra quyết định có click vào web của bạn hay không.
Các bạn nên viết mô tả meta ngắn gọn, tự nhiên, tích cực, không lạm dụng từ khóa mà các bạn nhắm mục tiêu,…Và điều quan trọng đó là các bạn cần phải mô tả khớp với nội dung bên trong website của bạn. Chú ý các bạn không được sao chép những đoạn mô tả của các website khác.
d. Mục đích của việc sử dụng thẻ mô tả
Mục đích chính của thẻ mô tả chính là thu hút người tìm kiếm truy cập vào website của bạn. Bởi vì trước khi vào web người dùng thường nhìn cái tổng quan bên ngoài, đọc mô tả để họ biết được nội dung trong đó có liên quan đến thứ họ đang tìm hay không.
Thẻ meta description có là yếu tố xếp hạng của các công cụ tìm (Google) kiếm không ?
Theo công bố từ Google vào tháng 9 năm 2009 thì thẻ meta không nằm trong các yếu tố xếp hạng từ Google. Tuy nhiên sự ảnh hưởng đến CTR của meta description là thứ chúng ta không thể phủ nhận. Mà CTR lại là yếu tố xếp hạng của Google, nên xét về tính logic thì thẻ mô tả tác động gián tiếp đến xếp hạng của website. Chính vì vậy các bạn cần phải tạo sự hấp dẫn cho thẻ meta để thu hút người dùng truy cập vào trang web của bạn.
II. Cách viết thẻ Meta description
1. Viết thẻ mô tả hấp dẫn
Như các bạn đã biết thẻ mô tả đóng vai trò như một lời quảng cáo cho trang web của bạn. Nó thu hút người dùng từ SERP, do đó có thể nói nói là một phần của tiếp thị. Vì vậy việc tạo thẻ mô tả hấp dẫn kết hợp với các từ khóa quan trọng sẽ làm tăng lượng người dùng truy cập vào website của bạn.
Một trong những cách làm thẻ mô tả trở nên hấp dẫn đó chính là viết chữ dưới dạng chữ in đậm. Chính những đoạn text đậm này sẽ thu hút cái nhìn của người dùng, từ đó kích thích họ click vào web của bạn.
Ví dụ: Bạn cùng xem hình ảnh dưới đây về “weibo là gì” của site https://mona.solutions thẻ mô tả sẽ được viết bên dưới tiêu đề với một đoạn vừa đủ không quá 156 ký tự
2. Thẻ mô tả nên chứa những cụm từ kêu gọi hành động
Một lời quảng cáo nào cũng vậy nếu không có kêu gọi hàng động thì nó chỉ là lời quảng cáo mà thôi. Nó sẽ không tác động đến hành vi của con người nếu không có sự kêu gọi. Vậy nên các bạn cần tận dụng cơ hội có trên thẻ meta để viết lời kêu gọi hấp dẫn người tìm kiếm. Dưới đây là một số lời mời gọi tích cực nên có như:
- Click vào đây
- Cùng tìm hiểu thêm
- Khám phá thêm
3. Tránh sự trùng lặp
Trùng lặp là điều tối kỵ nên loại bỏ khi tạo bất cứ một loại thẻ nào. Các bạn cần đảm bảo rằng nội dung của thẻ meta mà các bạn tạo là duy nhất. Một cách các bạn có thể đảm bảo được điều này là nhờ đến lập trình. Các bạn hãy tạo những mô tả meta cho những trang tự động.
4. Đảm bảo phù hợp với nội dung của trang
Điều này vô cùng quan trọng đối với uy tín website của bạn. Các bạn sẽ bị phạt nếu Google phát hiện ra văn bản mô tả của bạn không khớp với nội dung website. Có thể nó sẽ giúp tăng lượng khách truy cập. Nhưng người dùng sẽ không bao giờ quay lại lần thứ hai với website của chúng ta. Bởi lẽ họ biết rằng chúng ta đang lừa họ (mô tả một đằng web một nẻo). Do vậy mô tả meta các bạn cần phải đảm bảo tính chân thực, không nên mô phỏng quá đà mà dẫn đến sai sự thật.
5. Nên có từ khóa trong thẻ mô tả
Nếu như từ khóa mà người dùng search có trong meta, Google sẽ có xu hướng làm cho nó nổi bật nó. Điều này kích thích sự chú ý, tò mò của người dùng, dẫn đến người dùng truy cập vào website của chúng ta.
6. Tránh sử dụng những ký hiệu, ngoặc kép
Nếu Google thấy dấu ngoặc kép nó sẽ tự động cắt bớt phần trong dấu ngoặc kép đó đi. Điều này làm cho văn bản mô tả meta của các bạn thiếu tính liền mạch, mất đi tính tự nhiên,…
7. Đôi khi thẻ mô tả là không cần thiết
Trong trường hợp bạn có quá nhiều từ khóa để mô tả, thì bạn không nên sử dụng mô tả meta. Các bạn hãy để cho công cụ tìm kiếm tự hiểu sẽ hiệu quả hơn. Bởi vì các công cụ tìm kiếm sẽ scan những điều mà người dùng tìm kiếm, hoặc những điều liên quan. Vì thế nếu mô tả thiếu thì có thể dẫn đến trường hợp giảm thứ hạng của website bạn.
8. Các công cụ tìm kiếm không hiển thị thẻ meta của bạn
Trong bất kỳ công việc nào cũng đều có rủi ro. Nếu văn bản meta của bạn không được Google sử dụng để hiển thị. Thì có thể đó là do thẻ mô tả của bạn không đủ điều kiện để đáp ứng người dùng. Để điều chỉnh được điều này bạn phải trau dồi kiến thức thêm cho bản thân.
III. Kết luận
Trên đây là những điều cần phải biết về thẻ meta description và nó chỉ là một trong số 200 yếu tố xếp hạng của Google, nếu bạn muốn biết cách Google đánh giá trang web của bạn cũng như những kiến thức SEO web khác thì webmastershaven.net sẽ là nơi cung cấp cho bạn tất cả những thứ mà bạn cần để đưa website của mình lên top. Hy vọng bài đọc sẽ giúp ích cho các bạn.
Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả!!!