Nếu bạn là nhà sáng tạo nội dung và đang có nhu cầu tối ưu bài viết chuẩn SEO để nâng cao thứ hạng trên Google thì bạn không thể nào bỏ qua công cụ Google Keyword Planner đâu nhé. Để tìm hiểu về công cụ này thì bạn hãy theo dõi bài viết của Promolocus ngay dưới đây.
Google Keyword Planner là gì?
Google Keyword Planner được biết đến là công cụ nghiên cứu từ khóa, được phát triển bởi tập đoàn Google.
Sử dụng Google Keyword Planner nhằm mục đích hỗ trợ cho các nhà phát triển website lập từ khóa, hỗ trợ cho quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và chạy quảng cáo. Đây cũng là công cụ được khuyên dùng từ các công ty cung cấp dịch vụ SEO uy tín hàng đầu hiện nay.
Dựa vào Keyword Planner thì bạn sẽ biết được lượng truy cập trung bình 1 tháng của từ khóa. Bạn có thể thay đổi lượng tìm kiếm của từ khóa trong 3 tháng liền kề và so sánh lượt tìm kiếm của tháng gần nhất với năm trước đó.
Ngoài ra, công cụ này còn gợi ý cho bạn các từ khóa liên quan, hỗ trợ cho việc lên ý tưởng từ khóa dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Với mỗi một từ khóa thì công cụ Google Keyword Planner đều sẽ đo lượng được giá thầu ở mức sàn, mức trần và độ cạnh tranh để nhà quảng cáo tiện lợi trong việc lựa chọn, xác định giá thầu cho các từ khóa trong chiến dịch.
Lợi ích khi sử dụng công cụ Google keyword planner
- Nghiên cứu từ khóa: Việc nghiên cứu và phân tích từ khóa sẽ giúp cho đơn vị quảng cáo hiểu được hành vi tìm kiếm của người dùng. Thông qua công cụ Google Keyword Planner thì nhà quảng cáo cũng sẽ biết được mức độ cạnh của thị trường ở thời điểm hiện tại.
- Dự báo tương lai: Dựa vào tính năng thông tin, các số liệu được công cụ ghi nhận thì nó sẽ dự báo các chỉ số tương lai như click, CPA hay Impression và Conversion,.. trong tháng tiếp theo.
- Gợi ý từ khóa: Được đánh giá là tính năng tuyệt vời trong Google Keyword Planner. Với tính năng này thì sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, qua đó lựa chọn được các từ khóa tương ứng.
Các chuyên gia về lĩnh vực content hay các đơn vị SEO chuyên nghiệp cũng đánh giá công cụ Google Keyword Planner rất thích hợp sử dụng trong nghiên cứu từ khóa, hỗ trợ cho dự án phát triển một cách tốt nhất.
Hướng dẫn cách sử dụng Google keyword planner phân tích từ khóa
Đăng nhập vào công cụ Google Keyword Planner
Để có thể thao tác tìm kiếm trên Google Keyword Planner thì trước tiên bạn phải có tài khoản Google Ads. Khi này bạn hãy truy cập vào web Keyword Planner và chọn vào đăng ký nhé.
Ngay sau khi đăng ký xong thì bạn đăng nhập vào trang Google Keyword Planner, lúc này bạn sẽ thấy 2 công cụ xuất hiện, đó là công cụ Discover New Keywords và công cụ Get Search Volume and Forecasts.
Để có thể lựa chọn được công cụ tạo ra từ các từ khóa tiềm năng cho SEO thì bạn phải chọn đúng công cụ nhé.
Chọn đúng công cụ thích hợp
Công cụ Discover New Keywords
Với công cụ Discover New Keywords thì đây là công cụ lý tưởng hỗ trợ cho bạn trong việc tìm kiếm từ khóa mới cho nội dung của mình.
Khi này bạn nên nhập những từ hoặc cụm từ có tính mô tả để nhận được các cơ sở dữ liệu từ các ngành khác nhau trong Google Keyword Planner.
Hơn nữa, với công cụ Discover New Keywords thì bạn hoàn toàn có thể thu thập các từ khóa tại tùy chọn Start With a website được thiết kế riêng cho người dùng Ads. Kết quả sẽ được đưa tới nhanh chóng ngay sau khi bạn nhấp vào Get results.
Tính năng Get Search Volume and Forecasts hữu ích
Với tính năng này sẽ mang tới cho bạn nhiều thông tin hơn về lưu lượng truy cập từ khóa mà bạn đang cần tra cứu.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng được tính năng này thì trước tiên bạn nên thiết lập một danh sách những từ khóa cần kiểm tra, rồi sau đó bạn dán chúng vào trường tìm kiếm.
Chọn lọc từ khóa mới và tốt
Ngay sau khi bạn nhập keyword vào thì Google Keyword Planner sẽ đưa ra hàng loạt các từ khóa có liên quan. Nhiệm vụ của bạn bây giờ là chọn lọc, phân tích các keyword đó. Hiện tại có 4 tùy chọn mà bạn cần quan tâm ở đầu trang, gồm có:
- Vị trí: Là quốc gia mà bạn lựa chọn để tiếp thị
- Ngôn ngữ: Chính là ngôn ngữ được hiển thị khi bạn tìm kiếm và xem thông tin
- Mạng tìm kiếm: Tốt nhất là bạn nên để thông tin là Google
- Phạm vi ngày: Bạn hay chọn để mặc định 12 tháng là hoàn hảo nhất.
Ngoài ra còn có phần thêm bộ lọc (add filter) thì bạn có thể thêm nhiều tùy chọn khác nhau, các tùy chọn khi này đã được sắp xếp theo thứ tự trong Google Keyword Planner bao gồm:
- Keyword text: Cho phép hiển thị các từ khóa có chứa một từ hoặc một cụm từ nhất định.
- Exclude Keywords in my account: Giúp bạn loại trừ các từ khóa mà bạn đã đặt giá thầu ở trong Ads.
- Exclude Adult Ideas: Loại bỏ những ý tưởng có chứa nội dung 18+
- Avg Monthly Searches: Bảng thống kê lượng tìm kiếm từ khóa trung bình trong các tháng
- Competition: Tại mục này bạn có thể để trống
- Ad Impression Share: Chỉ áp dụng cho Ads nên bạn có thể bỏ qua
- Top of Page Bid: Đây là mức giá mà bạn cần trả cho quảng cáo của mình, để các từ khóa xuất hiện trên top tìm kiếm.
- Organic Impression Share: Để có thể sử dụng được tính năng này thì trước tiên bạn cần kết nối tài khoản Google Search Console với Google Adwords.
- Organic Average Position: Xếp hạng cho mỗi từ khóa trên Google không phải trả tiền. Nhằm để tính năng này hoạt động được thì bạn hãy kết nối chúng với Google Search Console nhé.
- Broaden Your Search: Là tính năng giúp cho bạn mở rộng tìm kiếm, có liên quan tới các cụm từ đã nhập.
Lên ý tưởng Keyword mạnh
Ngay sau khi bạn lọc được kết quả trong Google Keyword Planner thì chỉ còn lại các từ khóa lý tưởng cho doanh nghiệp mà thôi, khi này bạn hãy chia nhỏ các từ khóa tốt ra để phân loại nhé.
Dưới đây là ý nghĩa của một số thuật ngữ phổ biến trong công cụ
- Keyword _ by relevance (Từ khóa theo mức độ liên quan): Bao gồm danh sách các từ khóa mà Google đánh giá là có sự liên quan với từ khóa hay url mà bạn đã nhập trước đó.
- Avg. monthly searches (lượng tìm kiếm trung bình mỗi tháng): Thể hiện được lượng tìm kiếm trung bình mỗi tháng. Thế nhưng đây chỉ là phạm vi chứ không phải chỉ số lượng tìm kiếm chính xác.
- Pro Tip: Để ý từ khóa theo mùa, bởi vì những từ khóa theo mùa có thể nhận được lượng tìm kiếm khủng trong tháng.
- Competition: Hiểu đơn giản là số lượng nhà quảng cáo có đặt giá thầu cho các từ khóa đó nhiều hay không? Điều này sẽ cực kỳ hữu ích khi xem bất kỳ một từ khóa nào đó với mục đích thương mại. Càng nhiều người đặt giá thầu cho một từ khóa thì đương nhiên khả năng từ khóa đó lên top rất cao.
Cách chọn Keyword chuẩn SEO tốt
Hiện nay có hàng chục yếu tố khác nhau để bạn lựa chọn keyword chuẩn. Tuy nhiên, Công ty dịch vụ SEO tối ưu từ khóa – Mona SEO chia sẻ bạn chỉ cần nắm vững 3 yếu tố chính là được, cụ thể như sau:
- Số lượng tìm kiếm: Khá đơn giản phải không nào? Bởi vì các từ khóa có số lượng tìm kiếm trung bình càng cao thì chứng tỏ từ khóa đó có thể mang lại cho bạn lượng truy cập nhiều.
- Mục đích thương mại: Khi mức độ cạnh tranh và giá thầu được đề xuất ngày càng cao thì rất dễ bị chuyển lưu lượng truy cập thành khách hàng trả tiền khi họ truy cập vào trang website của bạn.
- Độ cạnh tranh SEO không trả tiền: Tiêu chí này cũng khá giống với tiêu chí mục đích thương mại. Tuy nhiên, vấn đề đánh giá độ cạnh tranh của từ khóa trong kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google cần được nói sâu hơn. Khi này bạn cần phải xem xét các trang web đứng đầu bảng xếp hàng, xem cách làm sao bọn họ đứng được vị trí đó.
Như vậy, ở bài viết này thì chúng tôi cũng đã chia sẻ tới cho bạn một số thông tin về công cụ Google Keyword Planner cũng như hướng dẫn bạn cách sử dụng sao cho mang lại hiệu quả cao.
Mong rằng với những gì mà chúng tôi mang tới cho bạn trong bài viết này sẽ là những thông tin thật sự hữu ích dành cho bạn.
>>> Xem thêm:
- Google Analytics là gì? Hướng dẫn ứng dụng Google Analytics cho SEO
- RankBrain là gì? Vai trò quan trọng của RankBrain trong công việc SEO