Dù bạn là một SEOER lâu năm hay là người mới bắt đầu học, thì công việc SEO luôn cần sự kỹ lưỡng và trau dồi học hỏi. Vì, các thuật toán sắp xếp hạng của Google luôn cập nhật, nâng cấp không ngừng. Bạn còn đang thắc mắc: SEO Onpage là gì? Có những tiêu chuẩn nào tối ưu SEO Onpage hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây.
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là những công việc cần làm nhằm tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên website. Mục tiêu của việc này là giúp website nâng cao được thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Từ đó, website sẽ thu hút nhiều traffic hơn, có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
Tầm quan trọng của SEO Onpage đối với website?
Tối ưu Onpage SEO với bộ máy tìm kiếm nhằm giúp “Bot Google” hiểu và thu thập nhanh chóng những thông tin trên website. Nó còn giúp cho website được thân thiện hơn với khách hàng. Từ đó, qua hoạt động đánh giá, chúng ta sẽ kiểm soát được nội dung và giúp bài viết tối ưu hơn.
Tất cả những mục đích tối ưu SEO Onpage nhằm giúp Google đánh giá uy tín, chất lượng. Còn tối ưu đối với người sử dụng là đề cao trải nghiệm của người dùng. Ngoài việc tạo ra chuyển đổi thì việc thu hút người dùng truy cập đến trang web là yếu tố đặc biệt quan trọng khi làm SEO.
Top 24 Tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage
Để tối ưu một website hiệu quả, bạn cần thực hiện tốt những kỹ thuật SEO Onpage theo tiêu chuẩn phù hợp để đáp ứng những thuật toán của Google và tâm lý của khách hàng. Dưới đây là 24 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage được các dịch vụ SEO chuyên nghiệp áp dụng ở mỗi dự án SEO.
Tên Miền
Là địa chỉ website hoạt động trên Internet, còn gọi là tên miền. Cấu trúc miền gồm chữ và số, cùng với phần mở rộng (.com, .net, .edu,…). Đây là một cách nhận diện website thay cho dãy IP dài rất khó nhớ.
Sơ đồ trang web
Sitemap còn gọi là Sơ đồ trang web, đóng vai trò như một bản đồ chỉ dẫn, khai báo liệt kê những URL của website cho bọ tìm kiếm (SES) đánh dấu, lập chỉ mục dữ liệu nhằm dễ dàng xếp hạng.
Địa chỉ URL
URL có ảnh hưởng rất nhiều đến SEO Onpage. Nếu URL ngắn gọn, xúc tích đầy đủ nội dung sẽ mang lại hiệu quả trong việc xếp hạng website. Vì thế, URL cần đảm bảo ngắn gọn, có từ khóa và liên quan đến nội dung văn bản.
Thẻ Heading
Thẻ Heading nên chứa từ khóa để Google hiểu được nội dung trên website. Thẻ tiêu đề dùng để nhấn mạnh nội dung và vai trò quan trọng của nó sẽ giảm dần từ Heading 1 đến Heading 6. Bên cạnh đó, dùng thẻ tiêu đề sẽ giúp bài viết gần gũi hơn với công cụ tìm kiếm lẫn người đọc.
Tốc độ tải trang
Theo Mona Media – Công ty SEO uy tín hàng đầu hiện nay chia sẻ tốc độ tải trang web cũng là yếu tố chính để Google đánh giá website. Một số thao tác cơ bản giúp bạn cải thiện tốc độ load bao gồm:
- Sử dụng phần mềm nén file như Gzip để giảm kích thước file CSS, HTML,..
- Cần tối ưu code và hạn chế redirect trang.
Ảnh
Mọi hình ảnh mục tiêu được cập nhật trên trang web của bạn luôn cần được tối ưu hóa để công cụ có thể tìm kiếm nhận diện dễ dàng và nhanh hơn.
Thẻ Canonical
Thẻ Canonical là cách khai báo URL gốc của trang web bị trùng lặp nội dung với công cụ tìm kiếm. Canonical được dùng trong trường hợp nội dung giống nhau. Từ đó hỗ trợ công cụ tìm kiếm nhận biết được URL bạn muốn xuất hiện và không bị đánh giá là trùng lặp trang web.
Favicon
Favicon hay còn gọi là biểu tượng của website. Cụ thể, nó chính là một biểu tượng nhỏ nằm ở phía góc trái trên tab của website. Thông qua Favicon người sử dụng có thể nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu khách hàng lưu website trong mục bookmark, Favicon chính là một biểu tượng để nhận biết trang web dễ dàng.
Bình luận
Phần comment trên website của bạn mang một ý nghĩa khá quan trọng. Nó giúp người đọc để lại ý kiến riêng, nhận xét hay thắc mắc của mình cần giải đáp về nội dung mục tiêu.
Trình soạn thảo văn bản
Một bài viết tốt để lên được top Google ngoài yếu tố hữu ích cần phải tuân theo các quy tắc kỹ thuật nhất định nhằm giúp Google nhanh chóng nhận diện được nội dung và đưa tới cho người tìm kiếm.
Viết bài chuẩn SEO gồm những nguyên tắc về mật độ từ khóa, dùng định dạng văn bản phù hợp và một số tính toán chi tiết nhằm tối ưu nhất cho cụm từ mục tiêu.
Social trên website
Ngày nay, việc chia sẻ trên Social được lấy làm thước đo để đánh giá chất lượng nội dung. Hãy tận dụng việc sử dụng nút “Share” dưới những nội dung của bạn để khi người xem thấy bài viết thú vị, họ có thể bấm chia sẻ trên những kênh mạng xã hội, từ đó đem về sức mạnh và độ tin cậy cho website trong mắt Google.
Đọc thêm: Social Media là gì? Tại sao doanh nghiệp cần triển khai Social Media
Tiêu đề Meta
Nếu đoạn tiêu đề được làm tốt và hấp dẫn, đi đúng trọng tâm tìm kiếm, khách hàng sẽ click vào bài viết. Dựa trên góc độ công cụ tìm kiếm Google, tối ưu tiêu đề sẽ giúp công cụ crawl dữ liệu được nhanh chóng và chính xác hơn, từ đó giúp hiểu được nội dung bài viết.
Broken Links
Việc thường xuyên kiểm tra và xử lý những liên kết hỏng sẽ giúp cho trang web của bạn tránh được tình trạng lỗi liên kết hoặc cảnh báo virus. Vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nội dung của toàn bài viết chứa liên kết đó.
Meta description
Meta Description là đoạn nội dung xuất hiện cạnh dưới link website được công cụ trả kết quả khi người dùng tìm kiếm. Đoạn nội dung mang tính chất khái quát sơ bộ nội dung của bài viết, đóng vai trò như một cụm quảng cáo ngắn. Nó quyết định việc người dùng có click xem chi tiết hay không. Vậy nên, Meta Description cần phải hấp dẫn để thu hút được khách hàng.
Meta keyword
Thẻ Meta Keyword là loại thẻ được dùng để khai báo từ khóa với Bot Google, giúp cho Google hiểu được chủ đề mà bài viết đề cập là gì.
Chuyển hướng 301
Chuyển hướng 301 là cách vô cùng hiệu quả để chúng ta rút ngắn URL. Tuy nhiên cần lưu ý, khi bài viết của bạn đạt top 3 trở nên, thì không cần thiết chỉnh URL nữa. Vì lúc này nếu chỉnh website của bạn sẽ gặp nhiều rắc rối và ảnh hưởng đến cấu trúc web.
Chuyển hướng 302
Các trường hợp nên sử dụng cho Redirect 302:
- Cần chuyển người dùng đến phiên bản web phù hợp nhất với họ.
- Cần kiểm tra A/B phân tách chức năng hoặc các thiết kế của một trang web bất kỳ.
- Muốn nhận phản hồi về một trang web mới mà không gây ảnh hưởng đến thứ hạng của trang cũ.
- Cần phải chạy một chương trình khuyến mãi và tạm thời chuyển hướng khách hàng truy cập đến trang bán hàng.
Video
Ngoài hình ảnh thì video cũng là cách giúp tăng thời gian người xem ở lại trên trang web của bạn. Hãy sử dụng video trong các bài viết trên website của bạn để giúp tăng lượt người xem, giữ chân họ nán lại với trang web. Đồng thời, người dùng cũng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn về hình thức xem hoặc nội dung.
Google business
Google Business là một công cụ tìm kiếm mạnh mẽ và chính xác nhất mà những thương hiệu dùng để thu hút và chuyển đổi khách hàng.
Index
Còn được gọi là lập chỉ mục tìm kiếm, là một quá trình các công cụ tìm kiếm tổ chức thông tin trước khi xếp hạng và được lập trình để trả kết quả tìm kiếm phản hồi cho những truy vấn từ người sử dụng.
Mật độ từ khoá
Là số lần từ khóa xuất hiện ở trong trang được tính theo một công thức chuẩn mục đích để tối ưu trang đó. Chưa có tỷ lệ lý tưởng về mật độ phù hợp chung cho các website. Tuy nhiên, mật độ thường sử dụng là 2% đến 5%.
Mục lục
Mục lục hay được gọi thuật ngữ trong SEO là TOC đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng tại website. Thuật toán của Google cũng rất quan tâm đến TOC và dựa vào đó để xếp loại nội dung bài viết. Nếu như bạn sử dụng wordpress thì có thể sử dụng Plugin TOC Plus để làm Mục lục thật khoa học.
Độ dài bài viết
Mặc dù tùy từng website và sản phẩm của website mà bạn sẽ viết nội dung dài hay ngắn, tuy nhiên theo một số nghiên cứu thì nội dung bài viết có độ dài 1890 thường sẽ được Google đánh giá chuẩn SEO hơn.
Theo đó, Google sẽ đánh giá nội dung bài viết của bạn có chuyên sâu, hữu ích hay không tùy thuộc vào độ dài bài viết và những bài viết 2000 từ được cho là hoàn hảo.
Thế nhưng không phải những bài viết 500 từ hay 800 từ sẽ không đạt Top Google. Những bài viết này chỉ ít lợi thế hơn một chút thôi.
Trên đây là Top 24 tiêu chuẩn tối ưu chuẩn SEO Onpage mà bạn có thể tham khảo để áp dụng vào website của mình. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn thăng hạng nội dung website lên Top 1 Google thành công!
> > Đọc thêm:
- Top 10 công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa SEO chuyên nghiệp
- Tại sao website bị tụt hạng trên Google và cách giải quyết