Kinh nghiệm và thủ tục mở trung tâm dạy thêm

Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm

Bạn đang chuẩn bị thành lập một trung tâm dạy thêm. Bạn đang thắc mắc về những thủ tục cần xử lý khi mở trung tâm. Hay bạn là người đang tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm của người trước. Bài viết này sẽ là một kim chỉ nam giúp giải đáp mọi thắc mắc khi mở trung tâm dạy thêm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! 

Trung tâm dạy thêm hoạt động theo hình thức nào?

Trung tâm dạy thêm nơi diễn ra hoạt động dạy học thêm có thu tiền của người học, được tổ chức nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông. Do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong điều khoản 1, điều 2 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 16/05/2012 quy định về dạy/học thêm.

Hình thức hoạt động của trung tâm dạy thêm

Kinh nghiệm khi mở trung tâm dạy thêm

Để mở trung tâm dạy thêm dễ dàng, thu lại lợi nhuận cao. Tìm hiểu những kinh nghiệm khi mở trung tâm dạy thêm dưới đây:

Ý tưởng hoàn hảo

Cần khảo sát thực tế và hiểu về cách vận hành trung tâm là như thế nào trước khi lên ý tưởng và từng bước thực hiện. Một ý tưởng tốt là ý tưởng khả thi, sát với thực tế có thể thực hiện được. Do đó, cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và trong quá trình lên ý tưởng đồng thời hình dung ra những công việc, và yếu tố cần thiết trong quá trình thành lập, duy trì hoạt động trung tâm.

-> Tham khảo: Cách quảng cáo khóa học hiệu quả

Đầu tư cơ sở hạ tầng

Sau giai đoạn lên ý tưởng thì để hiện thực hóa ý tưởng đó, yếu tố tiếp theo bạn cần quan tâm đến chính là cơ sở hạ tầng. Đầu tiên, cần xác định ra được vị trí thích hợp để xây dựng nền trung tâm, đó có thể là khu đông dân cư, một nơi dễ đi lại hoặc là gần nhóm đối tượng mà bạn muốn hướng tới.

Đầu tư cơ sở hạ tầng tốt

Tiếp đến, tuỳ theo loại hình và quy mô trung tâm bạn cần sắp xếp hệ thống phòng ốc phù hợp. Bạn có thể tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực. Bên cạnh đó là những thiết bị cần thiết không thể thiếu trong công tác giảng dạy như: bàn ghế, bảng, máy chiếu, và các trang thiết bị khác. Đầu tư cho cơ sở làm việc sẽ góp phần tạo nên chất lượng, tăng sự uy tín của đơn vị cũng như tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Nhóm đối tượng mục tiêu

Hãy xác định đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến bằng cách bắt tay giải quyết những câu hỏi như: 

  • Chuyên môn của trung tâm bạn là gì?
  • Nhu cầu thật sự của những học viên mà bạn đang hướng đến?
  • Khả năng đáp ứng của bạn dựa trên nhu cầu của học viên?
  • Quy mô trung tâm giảng dạy. 
  • Trình độ giáo viên phù hợp với trung tâm, …

Đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng

Như đã đề cập ở phần trước lựa chọn nên những gia sư tốt có trình độ, sẽ là một điểm cộng giúp thu hút được học viên đến với trung tâm. Dựa vào đặc tính bộ môn bạn có thể chọn nguồn nhân lực từ các trường đại học sư phạm có uy tín hay thầy cô kì cựu tại trường công.

Hay đối với môn ngoại ngữ, điều kiện tất yếu nhất nhất là lựa chọn giáo viên bản xứ, để học viên được trao dồi kỹ năng giao tiếp hơn.

Hệ thống hoá chi phí

Chi phí luôn là yếu tố nhạy cảm do đó cần có sự minh bạch. Cần liên hệ thỏa thuận để phù hợp với nhu cầu chi trả của phụ huynh trong việc tìm người dạy thêm.

Trường hợp các bạn sinh viên muốn nhận lớp dạy thêm, theo nguyên tắc họ phải chi trả một khoản phí nhỏ (60.000VNĐ đến 150.000VNĐ) theo yêu cầu của bạn. Khoản phí này được xem như phí trách nhiệm khi nhận lớp cũng như là phí giới thiệu và sử dụng tên tuổi của trung tâm. Sau tháng đầu tiên giảng dạy trung tâm sẽ thu hồi lại từ 25% – 50%  khoản tiền cho gia sư. Việc thực hiện hợp đồng cam kết cho vấn đề này là rất cần thiết, nhằm đảm bảo về quyền lợi và sự hài lòng cho cả 3 phía: trung tâm, người dạy và cả học viên.

Những điều kiện cần có khi mở trung tâm dạy thêm

Khi mở trung tâm dạy thêm cần đáp ứng đủ một số điều kiện sau:

 Đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm

Điều kiện mở trung tâm

  • Yêu cầu về trình độ:

– Giám đốc của trung tâm cần đạt trình độ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục.

– Phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục.

– Không phải là công chức hoặc viên chức nhà nước;

  • Yêu cầu về thể chất:

– Giới hạn độ tuổi từ 25 đến dưới 65 tuổi.

– Có đủ sức khỏe.

  • Yêu cầu về pháp luật:

– Không trong thời gian bị kỷ luật hay vướng vào trách nhiệm hình sự như phạt tù, cải tạo.

– Không dính vào truy cứu trách nhiệm hình sự

– Không bị kỷ luật hay bị buộc thôi việc.

 Đối với người dạy thêm

  • Yêu cầu về trình độ:

– Giáo viên trung tâm đạt trình độ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục.

– Phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân cũng như các quy định của pháp luật.

  • Yêu cầu về pháp luật:

– Không trong thời gian bị kỷ luật hay vướng vào trách nhiệm hình sự như phạt tù, cải tạo.

– Không dính vào truy cứu trách nhiệm hình sự

– Không bị kỷ luật bởi hình thức buộc thôi việc.

– Giáo viên chỉ được dạy thêm những học sinh đang dạy chính khoá tại trường, và có sự cho phép của cơ quan quản lý giáo viên.

Bên cạnh đó giáo viên cũng cần đảm bảo có sức khỏe tốt và có khả năng hoàn thành hết mọi nhiệm vụ đảm nhận.

Đối với cơ sở vật chất để phục vụ dạy thêm, học thêm

* Hồ sơ pháp lý: 

Đảm bảo tính pháp lý cho mặt bằng dùng để xây dựng trung tâm. Nhà/đất phải có chủ sở hữu hợp pháp. Nếu là nhà/đất thuê cần phải công chứng và có thời hạn thuê ít nhất 2 năm. (Nếu nhà thuê của cơ quan, đơn vị, trường học phải có sự thông qua của Công đoàn cơ sở hoặc các cơ quan quản lý cấp trên).

Chuẩn bị hồ sơ pháp lý

Bên cạnh đó, địa điểm trung tâm dạy thêm phải đảm bảo an toàn cho người dạy và cả người học; tránh xa nơi khói, bụi, tiếng ồn khu công nghiệp; ở xa những trục đường giao thông lớn, nơi đường đi hiểm trở.

* Điều kiện phục vụ giảng dạy:

Trung tâm phải đảm bảo có đủ các khu riêng biệt phục vụ tốt cho công tác giảng dạy như: khu phòng học, phòng bộ môn, khu hành chính, văn phòng, khu vệ sinh, bãi giữ xe,…

* Trang thiết bị:

Trang bị đầy đủ bàn, ghế, bảng, đồ dùng văn phòng phù hợp quy mô Trung tâm. Bên cạnh đó trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCC cũng phải được ưu tiên chuẩn bị. Bên cạnh đó, cần trang bị mạng lưới hệ thống internet phục vụ cho công tác giảng dạy trong thời đại số ngày nay. 

Và cuối cùng một công cụ không thể thiếu ở các trung tâm dạy thêm thời công nghệ số chính là một phần mềm quản lý trường học giáo dục LMS. Một số phần mềm LMS phổ biến được các trung tâm tin dùng như: Mona eLMS, LMS Cornerstone, LMS Moodle,…

Sử dụng phần mềm quản lý lớp học

Sử dụng phần mềm LMS sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc: 

  • Quản lý thông tin chi tiết của từng học viên như là về điểm số, lịch học, thành tích để phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi.
  • Quản lý thông tin, làm các công tác nghiệp vụ về phân phối giảng dạy cũng như lương bổng của giảng viên, nhân viên,…
  • Quản lý tài chính như thu chi, lương thưởng, học phí, hóa đơn,….

Thủ tục và quy định mở trung tâm dạy thêm

Quy trình và thủ tục khi mở trung tâm tâm dạy thêm bao gồm:

Hồ sơ xin giấy phép mở trung tâm dạy thêm

Hồ sơ xin cấp giấy phép cho trung tâm dạy thêm theo quy định Điều 12 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép trung tâm dạy thêm;
  • Bảng danh sách trích ngang của người tổ chức dạy/học thêm và của người đăng ký dạy thêm;
  • Đơn xin dạy thêm có ảnh người đăng ký dạy thêm;
  • Bản sao hợp lệ những giấy tờ xác minh về trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người đăng ký dạy thêm;
  • Giấy khám sức khỏe được cấp bởi bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cho người tổ chức dạy thêm cũng như người đăng ký dạy thêm;
  • Bản kế hoạch tổ chức của trung tâm dạy thêm, học thêm bao gồm các nội dung về: đối tượng, nội dung dạy thêm, địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương án tổ chức, và mức thu tiền dạy thêm.

Trình tự và thủ tục mở trung tâm dạy thêm

Quy trình mở trung tâm dạy thêm

Bước 1: Nộp hồ sơ

Đầu tiên của thủ tục mở trung tâm dạy thêm chính là việc tổ chức hay cá nhân xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động và gửi hồ sơ mở trung tâm dạy thêm cho cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Bước tiếp theo chính là thẩm định hồ sơ. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ sẽ đến bước thẩm định hồ sơ. Kiểm tra về địa điểm, cơ sở vật chất của trung tâm dạy thêm.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong vòng 15 ngày tính theo thời gian làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận. Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cấp giấy phép cho trung tâm dạy thêm thông qua văn bản. Nếu không chấp nhận cũng sẽ có văn bản phản hồi.

Mong rằng bài viết trên đây của promolocus cung cấp đã phần nào cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết cho kế hoạch thành lập trung tâm dạy thêm trong tương lai. Theo dõi chúng tôi ngay để được nhận những thông tin mới nhất để mở trung tâm ngoại ngữ hoặc trung tâm dạy thêm hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *