Một trong những cách tốt nhất để có thể hiểu được mọi hành vi người dùng khi tương tác với trang website của mình đó chính là sử dụng công cụ Google Analytics.
Để tìm hiểu thêm về công cụ Google Analytics thì bạn hãy theo dõi ngay bài viết do Promolocus cung cấp dưới đây nhé!
Google Analytics là gì?
Google Analytics được biết đến là một trong những nền tảng thuộc sở hữu của Google nhằm cung cấp cho người dùng các giải pháp thu thập và thống kê các dữ liệu hành vi của người dùng đối với trang web của doanh nghiệp.
Công cụ Google Analytics sẽ hỗ trợ cho nhà quản trị có thể thấu hiểu được insight của người dùng, thông qua số liệu phân tích và báo cáo hành vi của người dùng trong khoảng thời gian cụ thể.
Cấu trúc Google Analytics
- Thuộc tính (property): Thuộc tính chính là trang web cụ thể nào đó hay là ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động. ID sẽ có nhiệm vụ theo dõi kích hoạt dữ liệu ở cấp thuộc tính mà nó đang đại diện, khi này các thuộc tính có thể được chuyển đổi giữa các tài khoản với nhau.
- Tài khoản (account): Có thể khẳng định rằng đây không phải là tài khoản của Google mà là thực thể cấp cao nhất của Google Analytics mà bạn tạo ra được. Trong đó, mỗi tài khoản sẽ chứa được 50 thuộc tính khác nhau và rất ít ai có thể dùng hết 50 thuộc tính đó.
- Chế độ xem (view): Chế độ xem chính là điểm truy cập của bạn với các báo cáo. Khi này, chế độ xem có thể được lọc và được xử lý theo cách nhất định, trong đó một thuộc tính chỉ có thể chứa 50 view mà thôi.
Các tính năng tiện lợi của công cụ Google Analytics
Real time – Thời gian thực
Với tính năng thời gian thực thì nó sẽ cho bạn biết được số lượng khách truy cập vào Website ở thời điểm hiện tại. Bao gồm:
- Khách đang truy cập trang nào trong Website của mình
- Khách đến từ kênh nào
- Vị trí khách đang truy cập
- Từ khóa được hiển thị tới khách hàng
- Các chuyển đổi đã thực hiện
- Url đến từ đâu
- Hỗ trợ theo dõi số liệu real time giúp cho bạn biết trang web của bạn có đang ổn định không, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
Conversion – Giá trị chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng
Một trong những điều mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm đó chính là bán được hàng, dữ liệu khách hàng và cuộc gọi,… đây đều là những giá trị chuyển đổi.
Khi này bạn hãy xác định bằng cách cài đặt bộ đêm dựa vào hành động của khách hàng, bao gồm điền form, mua hàng, gọi điện,…
Công cụ Google Analytics sẽ cho bạn biết đã có bao nhiêu khách hàng đã chuyển đổi trong suốt thời gian chiến dịch diễn ra. Qua đó bạn có thể đo đếm được hiệu quả mà chiến dịch quảng cáo đó mang lại.
Audience – Khách vào xem trang Web
Tính năng Audience trong Google Analytics sẽ có nhiệm vụ đưa ra các thông tin của khách hàng chi tiết trong mọi thời điểm. Bao gồm:
- User: Tổng số người truy cập trong khoảng thời gian xác định
- New user: Số người dùng mới đã truy cập vào website trong một khoảng thời gian nhất định
- Sessions: Là phiên truy cập, 1 phiên truy cập sẽ tính tương đương với 30 phút
- Sessions per User: Tổng số phiên truy cập của người dùng
- Page views: Tổng số lượt mà khách hàng đã xem, bao gồm cả những lượt được lặp đi lặp lại
- Papes/Session: Chính là tổng số trang được xem trong 1 phiên
- Average Session Duration: Thời trang trung bình của 1 phiên truy cập
- Bounce rate: Là tỷ lệ thoát trang của người dùng khi truy cập vào nhưng không tương tác với bất cứ nội dung nào trên web
- Ngôn ngữ
- Vị trí địa lý
- Trình duyệt ( cốc cốc, chrome và fire fox,..)
- Hệ điều hành dành cho di động, máy tính bàn
- Cách mà người dùng hoạt động trên web, bắt đầu và kết thúc ở nội dung nào
Nhìn chung thì Audience sẽ giúp cho bạn hình dung, phân loại khách hàng dựa vào các đặc điểm chung. Qua đó bạn có thể tối ưu trải nghiệm, nâng cao chỉ số, tạo độ tin cậy đối với Google và nâng cấp bậc Website.
Behavior – Hành vi khách hàng
Behavior sẽ giúp cho người quản trị web hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, bao gồm:
- Nội dung nào được xem nhiều: Trang, tiêu đề hoặc từ khóa
- Tốc độ tải trang: Đây là thời gian người dùng sử dụng để tải nội dung cho web trên trang
- Thời gian truy cập trên trang
- Tỷ lệ thoát trang
- Tìm kiếm trên trang
Acquisition – Lượng truy cập
Acquisition cho phép bạn nhìn được lượng truy cập của các kênh Marketing Online. Tất cả có 6 kênh, bao gồm:
- Organic Search: Là kênh tìm kiếm trên Google
- Paid Search: Kênh quảng cáo
- Direct: Kênh người dùng truy cập trực tiếp vào website
- Social: Mọi nội dung chia sẻ trên mạng xã hội đều hướng tới người dùng về trang web
- Referral: Nôi dung từ các trang web khác đưa về
- Other: Là những nơi chưa được Google phân loại, trong đó có zalo
Lượng truy cập từ bất cứ kênh nào cũng có giá trị như nhau. Và Organic Search là chỉ số được các đơn vị SEO chia sẻ là chỉ số bạn cần quan tâm nếu bạn đang thực hiện chiến dịch SEO.
Hướng dẫn cài đặt Google Analytics chi tiết
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy Research Google Analytics rồi tiến hành đăng nhập bằng tài khoản Gmail. Sau đó chọn vào thiết lập miễn phí.
Bước 2: Bạn hãy tạo tên tài khoản rồi bấm tiếp tục. Sau đó chọn vào đo lường trên website xong bấm tiếp.
Bước 5: Thiết lập thuộc tính ( tên trang web, url, danh mục, múi giờ báo cáo) -> Bấm tạo.
Bước 6: Tích vào các điều khoản và chọn “ tôi chấp nhận”.
Bước 7: Sau khi tạo và thiết lập xong các thông tin thì Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn 1 đoạn mã. Giờ thì bạn hãy gắn đoạn mã đó lên website là được.
Hướng dẫn sử dụng Google Analytics dễ dàng
Tiến hành tạo dashboard và báo cáo tùy chỉnh
Nếu bạn muốn xem nhanh dữ liệu phân tích quan trọng mà không cần lục tung cả hệ thống lên thì bạn hãy tận dụng tính năng dashboard và báo cáo tuỳ chỉnh nhé. Tại bên trái màn hình, bạn hãy bấm vào nút Customization để vào 2 mục này.
Khi này bạn cần chọn dữ liệu cần xem và sắp xếp lại theo cách thuận tiện nhất. Bạn cũng có thể tự báo cáo riêng bằng cách kéo thả các widget. Hoặc sử dụng các tempate có sẵn trong Google Analytics.
Phân đoạn trong GA
Phân đoạn (segment) là nhóm các dữ liệu phân tích, cho phép theo dõi người dùng để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng loại đối tượng.
Khi này Google Analytics sẽ hỗ trợ các phân đoạn có sẵn, bạn chỉ cần mở công cụ lên rồi click vào add segment và áp dụng cho trang web của mình.
Và bạn cũng có thể tự tạo các phân đoạn tùy chỉnh cho riêng mình bằng cách bấm vào nút New Segment màu đỏ.
Sau khi áp dụng filter thì bạn sẽ thấy thông số phần Summary góc phải màn hình sẽ thay đổi dần dần. Đây là tỷ lệ người dùng đã phân đoạn, là số lượng người dùng với dữ liệu phiên hiện tại.
Theo dõi mục tiêu
Mục tiêu là hoàn thành một hoạt động, góp phần vào sự thành công của trang web. Để xác định được thì nó cần dựa vào các yếu tố như event, destination, duration hoặc pages/screens per session.
Thiết lập mục tiêu sẽ cho phép bạn hiểu rõ hơn về ROI của trang, nắm bắt được những điều cần cải thiện trong chiến dịch marketing.
Để thiết lập được mục tiêu thì bạn hãy vào admin -> Goals. Bấm vào nút New Goal để thê mục tiêu mới. Bạn nhớ lựa chọn thông tin mô tả chính xác nhất cho mục tiêu rồi đặt tên và lưu lại để hoàn tất.
Cách tìm và cải thiện trang chuyển đổi traffic
Google Analytics cho phép bạn tìm được các trang thu hút traffic và chuyển đổi để nhà quảng cáo lên kế hoạch cải thiện, tối ưu. Để tìm ra những trang chuyển đổi tốt nhất thì bạn hãy vào Acquisition -> Search Console -> Landing Pages và chọn khung thời gian phù hợp.
Ngoài việc thúc đẩy các trang đang phát triển tốt thì bạn cũng không nên bỏ qua các trang hoạt động kém, thay vào đó là đưa ra các biện pháp cải thiện.
Để tìm được các trang hoạt động kém thì bạn hãy vào lại Acquisition -> Search Console -> Landing Pages và chọn khung thời gian rồi so sánh với các năm trước.
Kết luận
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ tới cho bạn về Google Analytics trong bài viết này thì chúng tôi hy vọng nó thật sự bổ ích đối với bạn trong công việc SEO. Công cụ này được các ageny dịch vụ SEO khuyên dùng để thống kê các hoạt động từ website của bạn nhắm đưa ra chiến lược marketing phù hợp.
>>> Xem thêm
- Google Penalty là gì? Cách khắc phục lỗi phạt của Google khi làm SEO
- Top 10 Công ty cung cấp dịch vụ SEO uy tín, chất lượng nhất hiện nay