Trực quan hóa dữ liệu là gì? Trong thời đại số hóa ngày nay, khi chúng ta đối diện với một lượng dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau, khả năng hiểu và truyền đạt thông tin qua các biểu đồ, đồ thị, và hình ảnh trực quan trở nên vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vai trò cũng như các cách ứng dụng cùng một số vấn đề khác. Hãy cùng Promolocus tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Trực quan hóa dữ liệu được hiểu là gì?
Trực quan hóa dữ liệu là gì? Một thuật ngữ cực kỳ quen thuộc trong kinh doanh. Trực quan hóa dữ liệu là quá trình biểu đồ hóa hoặc biểu diễn dữ liệu thông qua hình ảnh, đồ thị hoặc biểu đồ để giúp người dùng dễ dàng hiểu và trích xuất thông tin từ dữ liệu. Trực quan hóa dữ liệu thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như khoa học dữ liệu, kinh doanh, giáo dục và nhiều ứng dụng khác để hỗ trợ quyết định và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.
Trực quan hóa dữ liệu có thực sự quan trọng hay không?
Nhiều người vẫn hay thắc mắc tại sao cần trực quan hóa dữ liệu? Hay nó có thực sự quan trọng hay là không? Để đưa ra câu trả lời cho thắc mắc này, hãy chú ý vào nội dung dưới đây.
Trực quan hóa dữ liệu đóng vai trò quan trọng vì trong môi trường kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp phải xử lý một lượng lớn dữ liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm trang web, thiết bị thông minh, hệ thống thu thập dữ liệu nội bộ, và mạng xã hội. Dữ liệu thô này thường rất phức tạp và khó hiểu.
Do đó, việc chuẩn bị và trình bày dữ liệu theo cách trực quan là cực kỳ quan trọng. Bằng cách biểu đồ hóa hoặc tạo biểu đồ từ dữ liệu, các nhà khoa học dữ liệu giúp hình dung dữ liệu một cách dễ dàng hơn, giúp người sử dụng hiểu mối quan hệ giữa các thông tin và phát hiện những mẫu hoặc xu hướng ẩn. Nhờ lợi ích trực quan hóa dữ liệu, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng ra quyết định thông minh, tận dụng tối đa nguồn dữ liệu và xây dựng chiến lược dựa trên sự hiểu biết từ dữ liệu.
Xem thêm: Tầm quan trọng của website chuẩn SEO đối với doanh nghiệp
Một số lợi ích mà trực quan hóa dữ liệu đem lại
Trực quan hóa dữ liệu đóng một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số lợi ích mà trực quan hóa dữ liệu đem lại:
- Trực quan hóa biến các dữ liệu trừu tượng thành hình ảnh hoặc biểu đồ, giúp người xem hiểu dễ dàng và nhanh chóng hơn. Điều này hỗ trợ việc phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định dựa trên thông tin dữ liệu cực hiệu quả.
- Trực quan hóa dữ liệu giúp phát hiện xu hướng và mô hình ẩn sau dữ liệu một cách nhanh chóng. Giúp đưa ra dự đoán và định hướng tốt hơn cho tương lai.
- Truyền đạt thông tin một cách hiệu quả hơn đối với mọi người, bao gồm cả những người không có kiến thức chuyên môn về dữ liệu.
- Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng vô cùng hiệu quả.
Ngoài thuật ngữ trực quan hóa dữ liệu là gì ra. Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng phân tích dữ liệu trong kinh doanh. Hãy tìm đến Mastering-da.com, tại đây chuyên đào tạo nâng cao các kỹ năng về phân tích dữ liệu trong kinh doanh hàng đầu Việt Nam. Là giải pháp tối tưu cho chiếc lược của các doanh nghiệp hiện nay.
Các yếu tố chính trong trực quan hóa dữ liệu
Thành phần trực quan hóa dữ liệu gồm 3 yếu tố chính dưới đây:
- Thông điệp: Đây là mục tiêu của việc trực quan hóa dữ liệu, nơi xác định rõ mục đích và kết quả mong muốn từ việc phân tích dữ liệu. Ví dụ, thông điệp có thể liên quan đến việc dự đoán doanh thu hoặc đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Dữ liệu: Sau khi xác định thông điệp, dữ liệu được xử lý, chỉnh sửa định dạng, làm sạch, loại bỏ thông tin không liên quan và phân tích kỹ lưỡng. Dữ liệu đã qua xử lý này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc trực quan hóa.
- Phương tiện trực quan: Nơi dữ liệu được biểu diễn trực quan thông qua các biểu đồ, đồ thị hoặc đồ họa. Mục tiêu ở đây là làm cho dữ liệu trở nên sinh động, dễ hiểu và truyền tải thông tin một cách chính xác và có hệ thống. Các phương tiện trực quan được lựa chọn để tạo sự tương tác và sự thông thảo cho dữ liệu.
Xem thêm: Tổng hợp các kinh nghiệm bán hàng online dành cho người mới
Các nguyên tắc trực quan hóa dữ liệu
Có năm nguyên tắc quan trọng trong quá trình trực quan hóa dữ liệu, cùng với ví dụ minh họa cho mỗi nguyên tắc:
Chọn đúng loại biểu đồ
Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng bạn cần chọn loại biểu đồ phù hợp với mục tiêu trình bày dữ liệu. Ví dụ, để thể hiện sự thay đổi thời gian, biểu đồ đường kẻ thường là sự lựa chọn tốt.
Không phải tất cả data đều quan trọng
Nguyên tắc này nhắc nhở rằng bạn không nên trình bày tất cả dữ liệu trong biểu đồ. Hãy tập trung vào những thông tin quan trọng để người xem dễ nắm bắt. Ví dụ, gộp các dự án có doanh thu thấp vào một nhóm “others” để làm cho biểu đồ dễ đọc hơn.
Biểu đồ phải đúng tương quan số liệu thực tế
Đảm bảo rằng biểu đồ thể hiện tương quan số liệu đúng và không tạo ra hiểu nhầm cho người xem. Sử dụng tỷ lệ hình ảnh và khung tham chiếu một cách cân nhắc. Ví dụ, không cố tình phóng đại sự thay đổi nhỏ để làm cho biểu đồ trở nên lấp lánh.
Xem thêm: Top 10 công ty cung cấp dịch vụ Email doanh nghiệp uy tín
Sử dụng màu sắc hợp lý
Sử dụng màu sắc để giúp nhấn mạnh thông tin quan trọng. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều màu sắc, điều này có thể gây rối và làm mất tập trung.
Lưu ý trình bày dữ liệu theo cách đơn giản, tối ưu và hiệu quả
Loại bỏ yếu tố thừa thải và làm cho biểu đồ đơn giản và hiệu quả. Tránh sự lạm dụng của các yếu tố thẩm mỹ không cần thiết. Dữ liệu cần được trình bày một cách rõ ràng và tập trung vào thông điệp chính.
Quá trình trực quan hóa dữ liệu cơ bản
Để thực hiện trực quan hoá, cần trải qua 5 bước chính sau đây. Hãy tham khảo thật kỹ để đảm bảo dữ liệu đầu ra được chính xác và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Thực hiện xác định mục tiêu cụ thể
Bước đầu tiên trực quan hóa dữ liệu là xác định rõ mục tiêu hoặc câu hỏi bạn muốn trả lời thông qua trực quan hóa dữ liệu. Điều này đặt ra bố cục cho quá trình và giúp bạn tập trung vào việc thu thập và biểu diễn thông tin quan trọng nhất.
Mục tiêu này sẽ xác định:
- Dữ liệu bạn sử dụng: Bạn cần xác định loại dữ liệu cụ thể mà bạn sẽ sử dụng để trả lời câu hỏi hoặc đạt được mục tiêu.
- Phân tích bạn thực hiện: Điều quan trọng là xác định phân tích hoặc quy trình bạn cần thực hiện trên dữ liệu để tìm kiếm thông tin quan trọng.
- Các phương tiện trực quan bạn sử dụng: Cuối cùng, bạn cần xác định phương tiện trực quan (ví dụ: biểu đồ, biểu đồ đường, biểu đồ cột) mà bạn sẽ sử dụng. Để hiển thị thông tin một cách hiệu quả, sao cho người xem dễ hiểu và rút ra những phát hiện quan trọng.
Tiến hành thu thập dữ liệu liên quan
Sau khi bạn đã xác định mục tiêu, bạn cần thu thập dữ liệu liên quan đến câu hỏi hoặc mục tiêu đó. Dữ liệu có thể đến từ nhiều nguồn, bao gồm cơ sở dữ liệu, tệp Excel, hệ thống thương mại, hoặc các nguồn dữ liệu trực tuyến.
Làm sạch dữ liệu cẩn thận
Chọn lọc dữ liệu, hay còn gọi là quá trình làm sạch dữ liệu (data cleaning hoặc data cleansing), đóng vai trò quan trọng trong quá trình trực quan hóa dữ liệu bởi vì dữ liệu thường không đến trong tình trạng hoàn hảo. Công việc “làm sạch” dữ liệu nhằm đảm bảo dữ liệu là đáng tin cậy, đồng nhất và không chứa lỗi để từ đó tạo ra trực quan hóa dữ liệu chính xác.
Xem thêm: Top 10 Xưởng In Tem Nhãn TPHCM Chất Lượng Cao Uy Tín Giấ Tốt 2023
Tiến hành lựa chọn phương thức để trực quan hóa dữ liệu
Khi chọn phương tiện trực quan hóa dữ liệu, bạn cần xem xét mục tiêu và thông điệp bạn muốn truyền đạt để lựa chọn loại biểu đồ phù hợp. Dựa trên mối quan hệ giữa dữ liệu và thông tin mà bạn muốn trình bày, có hai loại hình trực quan hóa dữ liệu chính:
Trực quan hóa tĩnh:
Trực quan hóa tĩnh cung cấp một chế độ xem duy nhất cho thông điệp của dữ liệu. Nó thường được sử dụng để hiển thị thông tin cụ thể một cách tĩnh. Ví dụ, biểu đồ cột có thể được sử dụng để biểu diễn doanh số bán hàng theo màu của sản phẩm trong tháng trước.
Trực quan hóa tương tác:
Trực quan hóa tương tác cho phép người dùng tương tác với các đồ thị và biểu đồ một cách hiệu quả. Người xem có khả năng thay đổi các biến và tham số trong thông số trực quan hóa để khám phá thông tin chuyên sâu hoặc truy cập thông tin chi tiết.
Hình thành trực quan hóa dữ liệu
Cuối cùng, bạn ứng dụng trực quan hóa dữ liệu bằng cách tạo và tùy chỉnh biểu đồ hoặc đồ họa theo mục tiêu cụ thể. Bạn cần đảm bảo rằng thông tin được trình bày một cách rõ ràng, có màu sắc hợp lý và chú thích để giúp người xem hiểu dữ liệu một cách dễ dàng và thú vị.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu trực quan hóa dữ liệu là gì? Nắm chắc những vai trò cực kỳ quan trọng của trực quan hóa dữ liệu. Hãy tìm hiểu thật kỹ các bước thực hiện và nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng phân tích dữ liệu. Một đơn vị đào tạo uy tín hàng đầu sẽ giúp bạn làm điều đó.