Kỹ thuật làm giàn lưới che nắng đơn giản – chắc chắn

Kỹ thuật làm giàn lưới che nắng đơn giản - chắc chắn

Giàn lưới che nắng là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay. Từ thi công dân dụng đến canh tác, sản xuất nông nghiệp đều có thể ứng dụng lưới che nắng. Căng lưới chống nắng đúng cách sẽ tối ưu hiệu quả sử dụng, gia tăng tuổi thọ. Cùng tìm hiểu ngay kỹ thuật làm giàn lưới che nắng đơn giản, chuyên nghiệp qua bài viết dưới đây.

Ưu điểm của giàn lưới che nắng

Ưu điểm của giàn lưới che nắng

Lưới che nắng (lưới chống nắng) là một loại lưới được làm từ các sợi nhựa PE cán mỏng. Người ta kết nối các sợi nhựa PE với nhau bằng cách đan thành lưới. Với những ưu điểm của mình, lưới che nắng giúp giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Chống nắng, chống mưa rào tốt

Lưới chống nắng có độ che phủ tốt, tùy thuộc vào mật độ các mắt lưới mà độ che phủ có thể đạt từ 40% đến 80%. Sản phẩm có thể phân tán ánh sáng đều, vừa giúp cây tránh các tia cực tím gây hại vừa đủ ánh sáng cho cây quang hợp.

Lưới che nắng có thể dùng cho nhiều cây trồng, từ loại cây dễ chăm sóc đến các loại cây khó nuôi trồng. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, sử dụng lưới chống nắng sẽ tránh cho cây bị khô héo, cháy nắng, thiếu nước.

Ngoài chống nắng, lưới còn có thể chống mưa rào và sương mù tốt. Các sợi lưới sẽ phân tán lực tác động của các hạt mưa xuống cây cối, hạn chế sương mù làm hại cây trồng. Sợi nhựa PE có độ bền cao, không thấm nước là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ rau xanh. Tác dụng của giàn lưới chống nắng cũng tương tự khi sử dụng cho không gian khác.

Tăng tính thẩm mỹ cho khu vực cần che nắng

Tăng tính thẩm mỹ cho khu vực cần che nắng

Lưới chống nắng được các công ty cung cấp màng phủ nông nghiệp sản xuất với nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu cần che phủ mà bạn chọn loại lưới có độ dày thưa phù hợp. Sử dụng lưới che nắng thay vì căng các tấm bạt, tấm phủ nilon sẽ tăng tính thẩm mỹ cho hơn cho không gian.

Lưới chống nắng màu đen và lưới chống nắng màu xanh là hai sản phẩm được sử dụng nhiều nhất. Chính vì tính thẩm mỹ của lưới che nắng vượt trội hơn các vật liệu khác nên người ta có thể dễ dàng sử dụng cho các không gian công cộng như sân trường, bãi đỗ xe…

Tiết kiệm chi phí hơn các vật liệu khác

Chi phí đầu tư cho một giàn lưới che nắng rẻ hơn rất nhiều khi làm nhà che nắng bằng kính hay nhựa. Trọng lượng của sản phẩm nhẹ, dễ dàng đóng gói và vận chuyển, lắp đặt dễ dàng. Bạn có thể tự thi công làm giàn chống nắng tại nhà bằng các công cụ đơn giản.

Hơn nữa, lưới che nắng có thể nhanh chóng tháo rời trong trường hợp cần thiết. Các sản phẩm chất lượng còn có thể tái chế, tối ưu hiệu quả sử dụng. Chưa kể độ bền của lưới che rất tốt, dùng từ 5 -7 năm vẫn chưa bị hỏng hỏng hay phải trùng tu.

Ứng dụng của giàn lưới che nắng trong cuộc sống

Ứng dụng của giàn lưới che nắng trong cuộc sống

Lưới che nắng có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Bạn có thể dùng lưới với các mục đích khác nhau như:

Ứng dụng lưới che nắng trong nông nghiệp: Ứng dụng phổ biến nhất cả lưới che nắng là trồng rau, hoa màu. Nhờ ưu điểm hạn chế tác động trực tiếp của ánh nắng và mưa rào nên lưới sẽ bảo vệ tốt cây trồng. Cây được tạo điều kiện phát triển toàn diện, đem lại mùa màng năng suất cho bà con. Độ che phủ của lưới chống nắng dùng cho cây nông nghiệp dao động từ 40% đến 70%.

Lưới còn được ứng dụng để nuôi trồng thủy sản. Nếu cường độ ánh sáng quá cao có thể khiến nước trong ao nóng lên. Công dụng của lưới còn giúp tạo ra không gian an toàn, sạch sẽ cho thủy sản phát triển. Độ che phủ thích hợp nhất ứng dụng cho nuôi trồng thủy sản là 60% – 70%.

Ứng dụng lưới che nắng trong xây dựng: Lưới che nắng dùng để che chắn, bảo vệ các công trình đang xây dựng. Người ta còn dùng thành lưới bảo vệ bên dưới công trình, hạn chế rủi ro khi có gạch đá xây dựng hoặc công nhận rơi xuống phía dưới.

Ứng dụng lưới che nắng trong lĩnh vực khác: Giàn lưới che nắng có độ che phủ tốt, đảm bảo râm mát và không gian thông thoáng vừa phải. Do đó lưới còn được dùng để che nắng cho các khu vực như ban công, sân bóng, khu vui chơi, sân bãi đỗ xe, sân trường… Các khu vực này cần chọn lưới che phủ từ 70% đến 80%.

Kỹ thuật làm giàn lưới che nắng đơn giản, chuyên nghiệp

Cách làm lưới che nắng không hề phức tạp, chỉ cần tỉ mỉ, cẩn thận là bạn có thể căng được giàn lưới chất lượng.

Vì sao cần căng lưới che nắng đúng kỹ thuật?

Kỹ thuật căng lưới che nắng đơn giản nhưng không phải cứ cầm lưới lên căng là được. Bạn cũng cần quan sát, học tập để nắm được kỹ thuật là giàn lưới chống nắng đúng cách. Cần đảm bảo lưới không thể quá trùng hoặc quá căng vì các vấn đề này đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng của giàn lưới.

Căng lưới đúng kỹ thuật sẽ phát huy tối đa hiệu năng sử dụng của lưới chống nắng. Việc che nắng, che mưa sẽ hiệu quả hơn, đồng thời tăng tuổi thọ cho lưới. Nếu lưới bị quá căng, trong thời gian dài các sợi lưới có thể bị đứt. Làm giàn lưới che nắng đúng kỹ thuật sẽ tránh được các trường hợp này.

Hướng dẫn căng giàn che nắng đúng cách

Hướng dẫn căng giàn che nắng đúng cách

Để căng giàn lưới che nắng đúng kỹ thuật bạn có thể tham khảo các bước thực hiện sau:

Bước 1: Chọn lưới chống nắng phù hợp với mục đích sử dụng. Chẳng hạn nếu bạn dùng để che nắng cho cây trồng khó chăm sóc thì nên chọn loại lưới mật độ mắt lưới dày. Ngoài ra còn cần quan tâm đến kích thước khổ lưới. Cần chọn kích thước tương thích với diện tích cần căng lưới.

Bước 2: Lắp đặt giàn khung trước khi tiến hành căng lưới. Xác định đúng chiều dài, chiều rộng của lưới, sau đó cố định hai biên chiều dọc vào giàn khung.

Bước 3: Cố định nốt 2 biên chiều rộng vào giàn khung và giữ chặt chúng bằng dây gút. Bạn có thể chuẩn bị thêm dây kẽm để cột các đầu lưới chắc chắn hơn. Cần sử dụng viền lưới để cột vào khung che nắng vì đây là nơi được may dày dạn, chịu lực tốt.

Một số lưu ý khi làm giàn lưới che nắng

Để giàn lưới che nắng phát huy hiệu quả tốt nhất có một số điều cần lưu ý khi căng lưới chống nắng:

  • Khoảng cách tối ưu từ lưới che nắng đến mặt đất hoặc cây trồng là từ 2 m – 4 m. Tùy thuộc vào bề mặt cần che phủ mà bạn làm khung lưới phù hợp.
  • Nếu sử dụng chống nắng cho cây trồng ở khu vực đón nắng cả 4 hướng thì cần căng lưới cả bên hông. Như sân thượng hay vườn trống trải ngoài căng lưới phía trên thì còn cần che nắng cho bên hông của vườn.
  • Khi căng lưới nên bắt đầu từ hướng Bắc Nam đến chiều dọc Đông Tây. Như vậy ánh sáng mặt trời sẽ chiếu ngang sợi lưới nằm ngang, phân tán đều ánh sáng đến không gian bên dưới nhất.

Trên đây là kỹ thuật làm giàn lưới che nắng đơn giản, chuyên nghiệp. Hy vọng các thông tin bài viết đã chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi công làm giàn lưới chống nắng. Tùy thuộc vào đặc điểm thời tiết và nhu cầu sử dụng để bạn chọn được loại lưới phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *